Phẫu thuật Glocom - Giải pháp tốt nhất để ngăn chặn mù lòa vĩnh viễn

Bệnh tăng nhãn áp Glocom là một nhóm bệnh về mắt có thể gây mất thị lực và mù lòa do tổn thương dây thần kinh ở phía sau mắt gọi là dây thần kinh thị giác. Đây là các dây thần kinh kết nối mắt với não bộ. Nguyên nhân thường do thủy dịch tích tụ ở phần trước của mắt, làm tăng áp lực bên trong mắt. 

Bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Các triệu chứng có thể bắt đầu chậm đến mức bạn có thể không nhận thấy chúng. Cách duy nhất để biết bạn có bị tăng nhãn áp hay không là đi khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần. 

Bệnh Glocom có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người lớn trong độ tuổi 70 và 80. Không có cách chữa khỏi bệnh tăng nhãn áp, nhưng điều trị sớm thường có thể ngăn chặn thiệt hại và bảo vệ thị lực của bạn. 

Phân loại:

- Glocom cấp tính góc đóng: hay gặp hơn ở châu Á do mắt người châu Á thường nhỏ, tiền phòng nông. Áp suất tăng đột ngột khiến mắt đau dữ dội, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay- Glocom mạn tính góc mở: gặp phổ biến hơn ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Áp suất tăng từ từ khiến người bệnh khó có thể cảm nhận được, thần kinh thị giác bị tổn thương làm xuất hiện nhiều điểm mù trong tầm nhìn- Glocom bẩm sinh: xảy ra ở trẻ sơ sinh thường có liên quan đến yếu tố di truyền- Glocom thứ cấp: biến chứng sau khi mắc các bệnh về mắt hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid dài ngày

Nguyên nhân/Đối tượng:- Trên 40 tuổi. Tuổi càng cao, khả năng bị glôcôm càng lớn. Thanh niên, trẻ em và thậm chí trẻ sơ sinh vẫn có thể mắc bệnh glôcôm. Phụ nữ có nguy cơ bị glocom cao gấp 2 lần đàn ông;

- Yếu tố di truyền: gia đình có người mắc bệnh glocom;- Tiền sử dùng thuốc nhóm steroid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân);- Biến chứng bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, hoặc bị chấn thương mắt;- Mắc các tật khúc xạ cận thị hay viễn thị. Thị lực kém

Triệu chứng:- Giai đoạn đầu, bệnh tăng nhãn áp thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao một nửa số người bị bệnh glocoma thậm chí không biết họ mắc bệnh này. Theo thời gian, bạn có thể mất dần thị lực, thường bắt đầu với tầm nhìn ngoại vi. Nếu không điều trị, bệnh tăng nhãn áp cuối cùng có thể gây mù lòa. 

- Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp góc đóng thường đến nhanh hơn và rõ ràng hơn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau đây, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức: 

  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh sáng;
  • Mất thị lực;
  • Mắt đỏ, đau nhức;
  • Mắt nhìn mờ (đặc biệt ở trẻ sơ sinh);
  • Bụng khó chịu hoặc nôn mửa;

Phòng ngừa:- Nếu tiền sử gia đình có người bị Glocom, các thành viên khác trong gia đình cần đi khám chuyên khoa định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh. Không đợi đến khi có triệu chứng mới đi khám;- Người mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, người ở độ tuổi trung niên nên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh;- Người đã từng mắc bệnh Glocom cần đi khám thường xuyên, khoảng 3 tháng 1 lần để kịp thời xử trí nếu bệnh tiến triển nặng;- Không tự ý mua thuốc tra mắt hoặc lạm dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ vì sử dụng corticoid kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh Glocom

Chẩn đoán:Bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, đồng thời tiến hành: - Đánh giá thị lực của bệnh nhân;- Soi góc tiền phòng, ước lượng độ sâu góc tiền phòng bằng nghiệm pháp Henrick;- Đo nhãn áp;- Đo thị trường;- Soi đáy mắt hoặc chụp OCT bán phần sau (chụp cắt lớp gai thị, đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc)

Phương pháp điều trịCác thể bệnh Glocom góc mở được điều trị bằng các loại thuốc tra hoặc bằng laser 

Thuốc tra làm hạ nhãn áp, được dùng thường xuyên liên tục theo chỉ định của bác sĩ và cần được theo dõi định kỳNgoài ra còn có thể dùng laser tạo hình lại vùng bè để làm hạ nhãn ápKhi các thuốc và laser không còn đủ tác dụng để làm hạ nhãn áp, cần phải thực hiện phẫu thuật

Các thể bệnh Glocom góc đóng thường được chỉ định điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật

Phẫu thuật Glocom phổ biến là phẫu thuật cắt bè củng giác mạcMột số trường hợp nếu có thể thủy tinh đục, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thể thủy tinh bằng Phaco đơn thuần để điều trị cùng một lúc hai bệnh Glocom và đục thể thủy tinh.Mắt còn lại (cho dù chưa lên cơn Glocom), cũng cần được điều trị dự phòng bằng cắt mống mắt chu biên để tránh bệnh xuất hiện

Share

Nội dung lên quan