Phẫu thuật Phaco - Giải pháp tối ưu điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Mổ phaco chữa cận thị là cách điều trị tối ưu cho những bệnh nhân vừa cận nặng vừa bị bệnh đục thủy tinh thể. Phương pháp này sử dụng công nghệ tiên tiến nhất giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, không gây đau đớn, độ an toàn cao giúp bệnh nhân có được thị lực tốt nhất. 

Khái niệm:- Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc

- Đục thủy tinh thể (cườm khô) là khi các protein trong thủy tinh thể bị thay đổi, chúng bắt đầu co cụm lại với nhau thành từng đám nhỏ, gây cản trở đường truyền của tia sáng, khiến hình ảnh thu được không rõ nét

- Có rất nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh thể như: tuổi già, chấn thương (vết thương xuyên nhãn cầu, chấn thương đụng dập), bệnh lý (đục thủy tinh thể sau viêm màng bồ đào, đái đường, glocom, cận thị nặng…), một số khác là do di chứng hoặc bẩm sinh.

Phân loại:

- Đục thủy tinh thể tuổi già: do quá trình lão hóa tự nhiên, thường gặp ở người trung niên.

- Đục thủy tinh thể do bệnh lý: gặp trên các đối tượng có các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì...

- Đục thủy tinh thể do chấn thương: sau chấn thương mắt có thể gây đục thủy tinh thể ngay hoặc diễn biến sau nhiều năm

- Đục thủy tinh thể do bẩm sinh: có thể do rối loạn di truyền

Triệu chứng:

- Ở giai đoạn đầu, đục thủy tinh thể không có triệu chứng gì vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên, dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều và bệnh nhân nhìn mờ hơn vì giảm ánh sáng đến võng mạc- Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt:

+ Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập trung nhìn vào một vật nào đó.

+ Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm. Do khi có ánh sáng đổng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.

+ Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật

+ Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt

Nguy cơ: Đục thủy tinh thể (cườm khô) căn bệnh hàng đầu gây mù lòa

- Đục thủy tinh thể mà không điều trị, hoặc chậm điều trị, diễn tiến bệnh sẽ rất nhanh, khi đục quá chín thì việc điều trị sẽ rất khó khăn

- Thủy tinh thể đục trương gây bít đồng tử, dẫn đến tắc nghẽn góc tiền phòng làm tăng nhãn áp gây ra mù lòa

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị khác nhau. Bao gồm:01Tăng cường bảo vệ mắt- Bổ sung các số vitamin C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể;- Tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi;- Đeo kính râm hoặc đội mũ rộng khi đi ra ngoài;- Xây dựng lối sống khoa học: hạn chế các chất kích thích, hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt

Phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo:

Là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất, sử dụng năng lượng siêu âm phá vỡ thủy tinh thể thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, sau đó thay thế vào đó là một thuỷ tinh thể nhân tạo (đơn tiêu hoặc đa tiêu)

ƯU ĐIỂM

Thời gian thực hiện ngắn (chỉ từ 5 - 7 phút);Vết mổ nhỏ nên không cần khâu;Ít đau đớn và không gây chảy máu;Thời gian hồi phục sau phẫu thuật nhanh, có thể về trong ngày;Điều chỉnh lại được hầu hết các tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị);Mức độ an toàn, tỉ lệ thành công cao, ít để lại biến chứng

Quy trình kỹ thuật mổ Phaco thay thủy tinh thể nhân tạo:

QUY TRÌNH 09 BƯỚC

Bước 1: Tra thuốc giãn đồng tử, thuốc kháng sinh và chống viêm trước phẫu thuậtBước 2: Nhỏ tê tại chỗ (tức là gây tê bề mặt), tránh cho bệnh nhân đau đớn và những biến chứng xảy ra do tiêm, giữ được sự tỉnh táo của bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuậtBước 3: Sát trùng mắt mổ. Trải săng bộc lộ mắt mổBước 4: Rạch một đường nhỏ khoảng 2,2 mm bên trong tiền phòng của nhãn cầuBước 5: Bơm chất nhầy vào bên trong tiền phòng để bảo vệ các tế bào nội mô và các bộ phận khác của mắtBước 6: Xé bao ở trước thể thủy tinh, tách nước để cho lõi thể thủy tinh có thể xoay tự do bên trong bao của nó. Dùng đầu dò siêu âm để tán nhuyễn lõi thủy tinh thể bằng năng lượng siêu âm rồi hút toàn bộ nhân đó ra ngoài, để lại một túi bao trong suốt của thể thủy tinhBước 7: Tiếp theo phải hút sạch các chất còn sót lại trong túi bao trong suốt của thể thủy tinh rồi đặt lại vào túi bao này một miếng thể thủy tinh nhân tạo. Thể thủy tinh nhân tạo mềm thường có đường kính từ 5 - 6 mm, thể thủy tinh sẽ được cuộn lại và đưa qua vết mổ. Sau khi đã nằm trong túi bao, thể thủy tinh nhân tạo sẽ từ từ duỗi ra để trở lại hình dáng ban đầu và trở thành một thấu kính hội tụ trong suốt.

Bước 8: Tái tạo lại hình dáng và cấu trúc của tiền phòng, sau đó bơm kháng sinh tiền phòng để chống nhiễm trùng cho mắt sau khỉ mổ.

Bước 9: Tra thuốc và băng mắt lại.

Share

Nội dung lên quan