Điều trị quặm mi triệt để, an toàn

Quặm mi là tình trạng mi mắt cuộn vào trong khiến lông mi và da cọ xát với phần giác mạc và kết mạc gây ra ngứa ngáy và khó chịu. Quặm mi mắt có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Nếu không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ dẫn đến viêm kết mạc, nặng hơn có thể là viêm loét giác mạng. Phương pháp phẫu thuật quặm mi mắt còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh.

Quặm mi là gì? Quặm mi là tình trạng cuộn bờ mi vào trong nhãn cầu khiến lông mi và da cọ xát với phần giác mạc và kết mạc gây ra ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh quặm mi thường xuất hiện ở mi mắt dưới và hay gặp ở người lớn (ngoài 60 tuối) do hệ quả của việc tiêu mỡ hốc mắt khiến mắt bị lõm.  

Đôi khi bệnh quặm mi xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới sinh ra hay còn gọi là quặm bẩm sinh. Nếu không được điều trị sớm, quặm mi sẽ có thể làm hỏng giác mạc và dẫn đến mất thị lực. 

Biểu hiện của quặm mi mắt Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quặm mi là do ma sát của lông mi và mí mắt ngoài với bề mặt mắt. Quặm mi có thể xuất hiện các biểu hiện sau: 

  • Cảm giác cộm trong mắt  
  • Đỏ mắt
  • Kích ứng hoặc đau mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng và gió
  • Chảy nước mắt (với tần suất liên tục)
  • Tiết dịch nhầy và đóng vảy mí mắt, mắt có nhiều rỉ 

Nguyên nhân gây ra quặm miQuặm mi mắt có thể được gây ra bởi: 

Yếu cơ. Khi già đi, các cơ dưới mắt có xu hướng yếu đi, và các dây chằng bị giãn ra. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh quặm. Sẹo hoặc các cuộc phẫu thuật trước đó. Vùng da bị sẹo do bỏng hóa chất, chấn thương hoặc phẫu thuật có thể làm biến dạng đường cong bình thường của mí mắt. Nhiễm trùng mắt. Bệnh nhiễm trùng hay còn gọi là bệnh đau mắt hột thường gặp ở nhiều nước đang phát triển của Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và các đảo Thái Bình Dương. Nó có thể gây sẹo cho mi trong, dẫn đến quặm mắt và thậm chí mù lòa. Viêm nhiễm. Dụi mắt hoặc nhắm chặt mí mắt khi bị kích ứng mắt do khô hoặc viêm có thể dẫn đến co thắt các cơ mí mắt và cuộn bờ mi vào trong gây tổn thương đến giác mạc (co cứng quặm). Biến chứng phát triển. Quặm mắt bẩm sinh có thể là do một nếp gấp da thừa trên mí mắt gây ra hiện tượng lông mi mọc ngược. Các yếu tố rủi ro Các yếu tố rủi ro gây quặm mi bao gồm: 

- Tuổi tác. Tuổi càng cao, khả năng mắc bệnh càng lớn. - Bỏng hoặc chấn thương trước đây. Nếu bị bỏng hoặc bị thương trên mặt, mô sẹo hình thành có thể khiến nguy cơ cao bị bệnh lông quặm. - Nhiễm trùng mắt hột. Bởi vì bệnh mắt hột có thể gây sẹo cho mí mắt bên trong, những người từng bị nhiễm trùng mắt hột có nhiều khả năng bị bệnh quặm mắt. - Các biến chứng. Kích ứng và tổn thương giác mạc là những biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến bệnh quặm mắt vì chúng có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. 

Phòng ngừa Trên thực tế, bệnh quặm mi mắt không thể ngăn ngừa được. Chỉ có thể ngăn ngừa các yếu tố rủi ro gây quặm mi như nhiễm trùng mắt hột, viêm bờ mi...  

Khi nào cần phải đi thăm khám? Ngay lập tức đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt và gặp các bác sĩ nếu bạn cảm thấy liên tục có thứ gì đó trong mắt hoặc nhận thấy một số lông mi dường như đang mọc ngược về phía mắt. Nhận biết ngay các hiện tượng có lông quặm ở mắt sau: 

  • Mắt ngày càng đỏ
  • Đau đớn
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Giảm thị lực

Đây là những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương giác mạc, có thể gây hại cho thị lực của bạn. Nếu bệnh quặm trong thời gian dài không được điều trị, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt. 

Phương pháp điều trị và phẫu thuật quặm mi mắt ở trẻ em và người lớn Đối với trẻ em bị quặm mi do bẩm sinh: Trước tiên, bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện đánh giá chiều dài và mức độ quặm mi trên lâm sàng để có chẩn đoán chính xác tật ở trẻ. Với những trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sẽ được các bác sĩ cho tra thuốc do lúc này lông mi của trẻ chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc. Bố mẹ sẽ được hướng dẫn vuốt bờ mi trẻ để lông mi bật ra ngoài, tránh tổn hại giác mạc. Đến khi trẻ lớn hơn, nếu bệnh không tiến triển tốt sẽ được chỉ định để phẫu thuật.Bố mẹ cần chú ý, nếu thấy trẻ có các biểu hiện hay dụi mắt, chảy nước mắt nhiều, cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa uy tín để được khám và điều trị sớm. 

Đối với việc điều trị quặm mi ở người lớn: Cách điều trị quặm mi dưới ở người cao tuổi là loại trừ hoặc làm giảm bớt những nguyên nhân được nêu phía trên. Phẫu thuật quặm còn tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh, được chỉ định bởi các bác sỹ chuyên khoa tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 

Kỹ thuật mổ lông quặm ở mắt:B1: Gây tê tại chỗ. B2: Rạch da mi cách bờ mi khoảng 2mm. Đường rạch theo chiều dài mi. B3: Phẫu tích cơ vòng mi, cân vách hốc mắt có thể lấy phần mỡ thoát vị. B4: Cắt da mi thừa. B5: Khâu cố định mép da vào bờ dưới sụn mi. B6: Khâu da mi. Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa: Người bệnh nên đi thăm khám sớm nếu có bất kỳ triệu chứng nào được nêu trên. Việc thăm khám sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thị giác như: viêm giác mạc, loét giác mạc. 

Đặc biệt, việc chăm sóc sức khỏe mắt ở người cao tuổi càng quan trọng, tránh để tình trạng ủ bệnh lâu dẫn đến những biến chứng đáng tiếc sau này. 

Share

Nội dung lên quan